HIẾN KẾ GIÚP VIỆT NAM VƯỢT QUA “ĐIỂM NGHẼN” THU HÚT ĐẦU TƯ

Kailash Raghuwanshi là chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, với hơn 22 năm làm việc và tư vấn tại các thị trường năng động như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hà Lan…

Hiện tại, ông chủ yếu hoạt động tại Trung Quốc, Singapore và Malaysia, hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư khai phá cơ hội tại Đông Nam Á và Trung Quốc.

Với chuyên môn sâu rộng về thâm nhập thị trường, chuyển đổi kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp, Kailash đã dẫn dắt và cố vấn cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng nhanh.

Ông từng là CEO của một công ty fintech tại Indonesia và góp phần quan trọng vào sự phát triển của một công ty y tế được Quỹ Gates tài trợ, hoạt động tại Trung Quốc và Hà Lan.

Ngoài ra, Kailash cũng đóng góp lớn vào thành công của một liên doanh tiếp thị số của Mỹ tại Việt Nam, tư vấn chiến lược mở rộng thị trường cho MRANTI (thuộc danh mục đầu tư của Chính phủ Malaysia) và hỗ trợ Phòng Thương mại Bồ Đào Nha trong việc mở rộng sang thị trường châu Á.

Không chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược kinh doanh, Kailash còn là tác giả, nhà tư tưởng về khởi nghiệp và tăng trưởng doanh nghiệp.

Cuốn sách của ông về startup và cố vấn doanh nghiệp tại Đông Nam Á từng được một tờ báo hàng đầu Philippines vinh danh là một trong những cuốn sách xuất sắc nhất về lĩnh vực này.

Sau một năm gắn bó và làm việc tại Việt Nam, Kailash đã có cơ hội quan sát trực tiếp sự chuyển động sôi động của nền kinh tế cũng như những thách thức mà doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt khi quyết định đầu tư tại đây.

Với bề dày kinh nghiệm, ông thấu hiểu cả những động lực thúc đẩy lẫn rào cản đối với dòng vốn ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Chính vì vậy, những chia sẻ của ông không chỉ phác họa bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh tại Việt Nam mà còn mang đến góc nhìn sâu sắc về tiềm năng và cơ hội mà đất nước đang mở ra cho các nhà đầu tư quốc tế.

title-1.jpg

Dưới góc nhìn của một chuyên gia quốc tế, ông đánh giá như thế nào về nền kinh tế Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á?

Tôi thấy Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về kinh tế. Năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,09%, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 38,23 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới. Đây là những thành tựu đáng khích lệ.

Dẫu vậy, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực.

Trước hết, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vẫn thấp hơn so với Indonesia (47 tỷ USD). Điều này cho thấy Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để cạnh tranh.

Indonesia có lợi thế với dân số hơn 283 triệu người, tạo ra một thị trường tiêu dùng khổng lồ. Ngoài ra, xét theo khu vực, Thái Lan là quốc gia sở hữu môi trường thuế thân thiện và một nền kinh tế phát triển nhờ du lịch.

Việt Nam, với khoảng 101 triệu dân, chưa thực sự đủ lớn để thu hút FDI chỉ nhờ vào quy mô thị trường và cũng chưa có môi trường kinh doanh dễ dàng như Singapore.

Nhưng theo tôi đánh giá, Việt Nam đang ở thế trung gian. Việt Nam có lợi thế là thủ tục hành chính ít rườm rà hơn Indonesia nhưng lại chưa tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn như Singapore hay Thái Lan.

Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam nên đẩy mạnh chuyển đổi thành nền kinh tế công nghệ cao và xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng, từ đó giành được cơ hội thu hút các khoản đầu tư giá trị trước các quốc gia trong khu vực.

Theo ông, yếu tố nào khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ?

Tôi cho rằng hai “chìa khóa” then chốt tạo lợi thế cho Việt Nam chính là chi phí cạnh tranh và nguồn nhân lực chất lượng cao.

anh-3(1).jpg

Nhờ đó, các tập đoàn lớn như NVIDIA, Foxconn và Samsung đang mở rộng hoạt động sản xuất chip bán dẫn và AI tại Việt Nam.

Ngoài ra, vị trí gần Trung Quốc giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng trong bối cảnh các công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Những tên tuổi lớn như Apple, Dell và Google đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Việt Nam để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, một thách thức lớn là thị trường Việt Nam vẫn nhỏ hơn so với Indonesia. Dù có tỷ lệ sử dụng Internet cao (75%), tổng số người tiêu dùng kỹ thuật số của Việt Nam (lượng người sử dụng các dịch vụ và mua sắm trực tuyến) chỉ bằng một phần của Indonesia.

Điều này có nghĩa là các startup công nghệ Việt không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa như ở Indonesia, mà cần hướng ra thế giới ngay từ đầu. Để làm được điều đó, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc gọi vốn quốc tế và thu hút nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm.

Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh tại Đông Nam Á. Theo ông, đâu là những rào cản lớn nhất mà các công ty nước ngoài gặp phải khi đầu tư hoặc khởi nghiệp tại Việt Nam?

Theo tôi, một trong những trở ngại lớn nhất là sự thiếu ổn định trong chính sách. Không giống như Indonesia, nơi quy trình gia nhập thị trường có thể phức tạp nhưng các quy định về đầu tư nước ngoài khá rõ ràng, chính sách của Việt Nam đôi khi có thay đổi, gây ra sự thiếu chắc chắn cho nhà đầu tư.

Các quy định về sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực quan trọng như fintech cùng với yêu cầu lưu trữ dữ liệu nội địa đang khiến một số nhà đầu tư quốc tế thận trọng hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong ngành fintech có thể làm giảm sức hút của thị trường, do các doanh nghiệp nước ngoài không thể nắm quyền kiểm soát hoàn toàn.

Đồng thời, quy định yêu cầu dữ liệu người dùng phải được lưu trữ trong nước làm tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho các công ty công nghệ muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Những yếu tố này góp phần tạo ra sự e dè trong quyết định đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế.

Ngoài ra, hạ tầng vẫn là một điểm nghẽn. Chi phí logistics tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 20% GDP, cao hơn nhiều so với mức 12% của Thái Lan. Việc cung cấp điện cũng chưa thực sự ổn định, gây ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất bán dẫn và AI.

Theo đánh giá của ông, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ nào giúp thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đổi mới sáng tạo? Những chính sách này có tác động thực tế như thế nào?

Tôi nhận thấy Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Theo đó, năm 2024, Việt Nam thu hút hơn 38 tỷ USD vốn FDI, cho thấy tác động tích cực của các chính sách này.

Đặc biệt, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển AI, bán dẫn và công nghệ cao, với sự tham gia của các tập đoàn lớn như NVIDIA và Samsung. Chính phủ cũng hợp tác với khu vực tư nhân để xây dựng trung tâm dữ liệu AI và phát triển các khu sản xuất thông minh, giúp Việt Nam nâng tầm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện. Điển hình, thủ tục hành chính và chính sách chưa ổn định vẫn là rào cản lớn. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn vì quy định thay đổi liên tục và việc thực thi không đồng nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực fintech và thương mại điện tử.

Theo tôi, để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần tập trung vào sự ổn định chính sách, phát triển thị trường vốn và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

title-2.jpg

Tại Việt Nam, các công ty khởi nghiệp nói chung hay các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nói riêng có những lợi thế và thách thức gì so với các startup tại Singapore, Indonesia hay Thái Lan, thưa ông?

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các startup Việt là khả năng tiếp cận vốn. Năm 2024, tổng vốn đầu tư mạo hiểm (VC) rót vào startup Việt đạt 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước.

Tuy nhiên, Indonesia còn chịu mức suy giảm nghiêm trọng hơn khi các startup công nghệ nước này chỉ huy động được 323 triệu USD, giảm tới 75% so với 1,3 tỷ USD vào năm 2023. Điều này phản ánh sự chững lại của dòng vốn VC vào Đông Nam Á, nhưng cũng cho thấy lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam thu hút đầu tư vào công nghệ nhiều hơn Indonesia.

Khác biệt lớn nhất vẫn nằm ở quy mô thị trường và ưu tiên của nhà đầu tư. Dù dòng vốn VC suy giảm, Indonesia vẫn có lợi thế lớn với hơn 283 triệu dân, giúp các startup dễ dàng mở rộng quy mô ngay cả khi hệ sinh thái chưa thực sự tối ưu.

Ngược lại, Việt Nam với hơn 101 triệu dân không đủ để thu hút dòng vốn tăng trưởng lớn chỉ nhờ vào dân số. Các nhà đầu tư vẫn xem Indonesia là một thị trường tiềm năng dài hạn, trong khi startup Việt cần chứng minh khả năng mở rộng ra khu vực hoặc toàn cầu ngay từ đầu để thu hút vốn tương đương.

Thái Lan lại có một lợi thế khác. Không giống Việt Nam, Thái Lan sở hữu hệ sinh thái đầu tư mạo hiểm do các tập đoàn lớn (CVC – Corporate Venture Capital) dẫn dắt.

Những tập đoàn như CP Group, SCG liên tục rót vốn vào startup trong nước, giúp họ có nền tảng tài chính ổn định hơn. Trong khi đó, startup Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn VC nước ngoài, vốn có tính chu kỳ và dễ biến động.

Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người cao hơn và các ngành công nghiệp phát triển mạnh giúp startup Thái có thể định giá sản phẩm, dịch vụ cao hơn, trong khi tại Việt Nam, giá cả vẫn là yếu tố nhạy cảm.

Singapore, như thường lệ, là một trường hợp đặc biệt. Dù không có thị trường nội địa lớn, Singapore vẫn là trung tâm công nghệ và tài chính của Đông Nam Á nhờ vào chiến lược trở thành trụ sở khu vực cho các công ty toàn cầu.

Đây cũng là hướng đi mà Việt Nam có thể học hỏi. Thay vì cạnh tranh với Indonesia về quy mô, Việt Nam nên tập trung vào các lĩnh vực công nghệ chuyên sâu như AI, bán dẫn và công nghệ xanh, những thứ có thể cạnh tranh bằng chuyên môn thay vì dân số.

Bên cạnh đó, tôi cũng nhìn thấy ở Việt Nam có rất nhiều thế mạnh. Điển hình, lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam đang phát triển tốt, nguồn nhân lực rất cạnh tranh và nền kinh tế số cũng ngày càng hoàn thiện.

anh-2(1).jpg

Tôi đánh giá 5 năm tới sẽ là giai đoạn quyết định xem liệu Việt Nam có duy trì được đà phát triển và trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á hay không.

Ông cảm thấy những xu hướng nổi bật nào trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài?

Theo tôi đánh giá, hệ sinh thái startup Việt Nam đang chuyển dịch từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại điện tử và fintech sang bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ xanh.

Một trong những dấu mốc quan trọng là Trung tâm nghiên cứu AI của NVIDIA tại Thành phố Hồ Chí Minh, đưa Việt Nam tiến gần hơn đến vị thế trung tâm AI của khu vực.

Trong lĩnh vực bán dẫn, Amkor Technology và Intel đang mở rộng đầu tư, giúp Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu, đặc biệt trong mảng lắp ráp và đóng gói chip (assembly & packaging).

Tuy nhiên, “lá bài tẩy” có thể tạo ra bước ngoặt lớn nhất cho startup Việt Nam chính là công nghệ xanh (green tech). Với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tư vào các startup về pin xe điện (EV batteries), giao dịch tín chỉ carbon và năng lượng bền vững.

Đây là lĩnh vực mà Việt Nam có thể vượt lên trước các nước trong khu vực về đổi mới sáng tạo nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý và cơ chế tài trợ hiệu quả hơn.

Ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế khi làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam? Điều gì khiến môi trường kinh doanh ở đây khác biệt so với các thị trường khác?

Tôi nhận định rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam có tính kết nối quan hệ cao, phát triển nhanh và ngày càng hội nhập với thế giới.

Một điểm khác biệt lớn là văn hóa kinh doanh dựa trên lòng tin và quan hệ dài hạn. Nếu như ở Singapore, các thỏa thuận thường được chốt nhanh chóng dựa trên hợp đồng, thì tại Việt Nam, quá trình đàm phán thường kéo dài hơn vì doanh nghiệp ưu tiên xây dựng niềm tin cá nhân trước khi ký kết hợp tác.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có tính linh hoạt cao và khả năng thích ứng tốt. Điều này là nhờ đất nước sở hữu lực lượng lao động trẻ và đầy tham vọng, giúp các startup nhanh chóng nắm bắt xu hướng toàn cầu.

Ngoài ra, chi phí vận hành thấp cũng là một lợi thế, kết hợp giữa hiệu suất chi phí và khả năng làm việc mạnh mẽ, Việt Nam có thể trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

anh-3(1).jpg

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khó khăn trong việc gọi vốn từ vòng Series A trở đi. So với Indonesia, nơi các công ty công nghệ lớn dễ dàng đảm bảo các khoản đầu tư quy mô lớn, startup Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư mạo hiểm toàn cầu vì quy mô thị trường của đất nước có hạn.

Theo tôi, dù còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tiềm năng nhất tại Đông Nam Á. Để cạnh tranh ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp cần tập trung vào xây dựng quan hệ hợp tác xuyên biên giới, nâng cao hiệu suất vận hành và đầu tư vào đổi mới sáng tạo dài hạn, thay vì chỉ chú trọng tăng trưởng ngắn hạn.

title-3.jpg

Trong 5-10 năm tới, ông có dự đoán gì về triển vọng của Việt Nam trong việc trở thành trung tâm khởi nghiệp và công nghệ hàng đầu khu vực? Liệu có rào cản nào về mô hình kinh doanh, vốn đầu tư hay tư duy chiến lược không?

Tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về công nghệ cao. Tuy nhiên, thay vì cạnh tranh trực tiếp với Indonesia hay Philippines về quy mô thị trường, Việt Nam nên tập trung vào việc phát triển thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của khu vực trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và công nghệ xanh.

asset-2.png

Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến việc mở rộng đầu tư và phát triển startup tại Việt Nam, thưa ông?

Tôi cho rằng Việt Nam là một trong những bên hưởng lợi lớn nhất từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng 19,2% trong năm 2024.

Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế như một trung tâm thay thế Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu này, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, từ đó đảm bảo đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp công nghệ.

Theo ông, các doanh nghiệp và startup Việt Nam cần làm gì để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút nhiều hơn các quỹ đầu tư nước ngoài?

Tôi nghĩ các startup Việt Nam cần có tư duy vượt ra khỏi thị trường nội địa và hướng đến mở rộng khu vực ngay từ đầu. Đồng thời, các nhà sáng lập nên tích cực kết nối với các quỹ đầu tư quốc tế, từ đó khắc phục bất lợi về vốn so với Indonesia.

Về mặt chính sách, Việt Nam cần phát triển một thị trường IPO thân thiện với startup, tương tự sàn giao dịch Mai của Thái Lan, giúp doanh nghiệp có thể thoái vốn sớm hơn. Nếu không có cơ chế này, các startup kỳ lân của Việt Nam sẽ tiếp tục lựa chọn Singapore hoặc Jakarta làm điểm đến, hạn chế cơ hội hình thành nguồn vốn trong nước.

Với tôi, Việt Nam đang ở một thời điểm mang tính bước ngoặt. Những quyết định trong 5-10 năm tới sẽ xác định liệu đất nước có thể trở thành một cường quốc công nghệ thực sự hay chỉ đóng vai trò thứ yếu trong cuộc đua đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.

Xin cảm ơn chia sẻ của ông!

Nội dung: Thùy Trang
Thiết kế: Bảo Lân

Nguồn: https://nguoiquansat.vn/chuyen-gia-nuoc-ngoai-hien-ke-giup-viet-nam-vuot-qua-diem-nghen-thu-hut-dau-tu-khang-dinh-tp-ho-chi-minh-co-the-tro-thanh-trung-tam-doi-moi-cua-khu-vuc-204380.html#google_vignette

Impact Investment: The key to open a future of sustainable development for Vietnam

Vietnam is eyeing a leading impact investment centre in Southeast Asia, opening up opportunities to explore potential, promote cooperation and development for social impact businesses and disadvantaged communities.

Impact investment is an innovative approach to leverage the private sector's contribution to sustainable development (Photo: VietnamPlus)

Impact investment is an innovative approach to leverage the

Hanoi (VNA) – Amidst increasingly complicated climate change, impact investment is emerging as a key driver for sustainable development. Strongly affirming this trend, the Vietnam Impact Investment Forum 2024, taking place on October 24, brought together more than 100 representatives who are leaders, experts, investors, and businessmen to discuss to create a more prosperous and equitable future for Vietnam.

Innovative investment approach

Themed “Driving impact investment for a sustainable future”, the forum was held by the Enterprise Development Institute under the Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) in collaboration with the Impact Investment Exchange (IIX) funded by the Global Affairs Canada (GAC).

Director of the VCCI’s Enterprise Development Institute Luong Minh Huan said that impact investment is a concept that has started to gain traction in Vietnam. It involves investing in projects aimed at generating positive social or environmental effects. This innovative approach seeks to enhance the contributions of the private sector to sustainable development.

In line with global trends, Vietnam has a vibrant and rapidly growing impact investing ecosystem. According to a report from the United Nations Development Programme (UNDP) and the Ministry of Planning and Investment, there are approximately 22,000 social impact enterprises in the country, with this number continuously increasing each year. Of these, 89% are classified as micro- or small-sized enterprises, and 72% have annual revenues below 5 billion VND (196,600 USD).

impact investment 2.jpg
The Vietnam Impact Investment Forum 2024 brings together more than 100 representatives who are leaders, experts, investors, and businessmen to discuss to create a more prosperous and equitable future for Vietnam. (Photo: VietnamPlus)

These businesses are primarily concentrated in sectors such as agriculture, fisheries, food processing, skills training and non-agricultural livelihoods, and business consulting and handicrafts.

With this rapidly developing impact investing ecosystem, Vietnam has an opportunity to become a leading impact investment hub in Southeast Asia, Huan stated, pointing to several challenges related to the legal framework and capital access.

Therefore, this forum created a platform for investors, businesses, and policymakers to build collaborative relationships, share ideas, and develop strategies to support enterprises that generate social impact, with focus on assisting vulnerable communities, particularly women, by helping social impact enterprises access investment capital, he added.

Vietnam among leading group of ASEAN

A highlight of the forum was the launch of the Report on Impact Investment Index (Orange Index) – A breakthrough measurement tool that helps assess countries’ progress on the path to a sustainable, inclusive future. The index evaluates three main pillars: Community Impact – Gender Equality – Climate Protection with a scale of 1 to 100 (in which 100 is the highest rating of achievements).

According to the report, Vietnam Orange Index 2024 is 50 points, ranking among the leading countries in ASEAN and surpassing the global average of 41 points. Vietnam has made significant progress in the field of gender equality with 49 points, higher than the global average and surpassing the majority of the regional countries. This reflects the important role of social impact businesses in women’s empowerment through leadership and economic participation.

impact investment 3.jpg
Vietnam Orange Index 2024 is 50 points, ranking among the leading countries in ASEAN and surpassing the global average of 41 points. (Photo: VietnamPlus)

However, Vietnam has challenges in the field of environmental sustainability, with only 43 points. This reflects areas where specific interventions are needed, especially in waste management, water conservation and soil health.

According to Prof. Durreen Shahnaz, CEO and Founder of IIX, the 2024 Orange Index shows that Vietnam is an economy on track to lead the next wave of sustainable and inclusive growth in ASEAN .

Shawn Steil, Canadian Ambassador to Vietnam, emphasised his country’s commitment to promoting impact investment in Vietnam. The Canadian development cooperation programme is helping attract private capital to support sustainable and inclusive development in Vietnam, and partnering with organisations such as the Impact Investment Exchange (IIX) and the VCCI.

Canada is committed to supporting Vietnam’s transition into an impact investing hub in Southeast Asia, promoting the country’s progress toward achieving comprehensive development goals, the diplomat asserted./.

VNA
Source: https://en.vietnamplus.vn/impact-investment-the-key-to-open-a-future-of-sustainable-development-for-vietnam-post304792.vnp?fbclid=IwY2xjawJBNUdleHRuA2FlbQIxMQABHZgxrSvDCAUhKrFp5tNw4E8wIAvNHezEVUzlLgEJBiF8n-rRqTHlBCwvOg_aem_Daz1qAiMauwn6c6wqAopVQ

Singapore and Viet Nam Enhance Cooperation in Financial Innovation

Logos of MAS and SBV

Singapore, 12 March 2025… The Monetary Authority of Singapore (MAS) and the State Bank of Viet Nam (SBV) have agreed today to enhance their existing Memorandum of Understanding[1] (MOU) to further cooperate on financial innovation.

2  The upgraded MOU on financial innovation will facilitate an expanded scope of cooperation on joint digital innovation projects, promote payment connectivity between Singapore and Vietnam, and support FinTech operations in both markets.

3  Mr Chia Der Jiun, Managing Director of MAS, said, “Singapore and Viet Nam enjoy a longstanding, multi-faceted partnership in financial services. Stronger cooperation in financial services will support the deepening of economic and trade relations between our countries.  Today, with the exchange of this upgraded MOU, we reaffirm our commitment to cooperate in the development of our financial sectors, including through FinTech innovation and payments connectivity.”

4  Ms Nguyen Thi Hong, Governor of SBV, said, “The close cooperation in the banking and financial sector between Viet Nam and Singapore over the years has demonstrated its positive role in supporting bilateral trade and investment relations, leading to significant achievements. Singapore serves as a great inspiration for financial innovation in the region and globally. Today’s MOU strengthens the foundation for both sides to further promote cooperation, enhance the exchange of information and experiences, which we believe will be highly constructive to the development of the regulatory framework for the Fintech sector in Viet Nam. This MOU also enables the opportunity for cross-border retail payment connectivity using QR codes, with active participation of SBV, MAS, switching companies and commercial banks from both countries.”

5  The exchange of the upgraded MOU was witnessed by His Excellency Lawrence Wong, Singapore Prime Minister and His Excellency To Lam, General Secretary of the Communist Party of Viet Nam during the latter’s Official Visit to Singapore from 11-13 March 2025.

***

  1. [1] MAS and SBV first signed a MOU on Financial Innovation on 25 April 2018 in Singapore
  2. Source: https://www.mas.gov.sg/news/media-releases/2025/singapore-and-viet-nam-enhance-cooperation-in-financial-innovation?fbclid=IwY2xjawJBNUlleHRuA2FlbQIxMQABHUe-X7dQ1LgcAjRiJZjUmBNxJYEOUWD5KmlaXCZ_pzVtujeMPK0CQKqG2w_aem_yzC2GDeLUuFb6-vACPBVnw

HỌC TỪ THẾ GIỚI – CÁC MÔ HÌNH ĐẦU TƯ MỚI

???? TẬP HUẤN: HỌC TỪ THẾ GIỚI CÁC MÔ HÌNH ĐẦU TƯ MỚI ????
Mô hình mới về hợp tác đầu tư – nhượng quyền – mở rộng thị trường – huy động và gọi vốn trong mảng BĐS và bộ công cụ AI hỗ trợ ra quyết định đầu tư ???? => www.LBG.asia/RAI
???? QUÀ TẶNG là Bộ 31 Mô hình kinh doanh chuẩn của thế giới????
Kính mời tất cả các Quý vị khách hàng, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản… cùng tham gia chương trình Tập huấn 5 buổi: “Học từ thế giới các mô hình đầu tư mới” do LBG Asia tổ chức với giáo trình thiết kế độc quyền cùng tích hợp các công cụ AI tiên tiến.
Thông qua đợt tập huấn lần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách vận dụng các bài học thành công vào mô hình mới từ hợp tác đầu tư, nhượng quyền, mở rộng thị trường mới, huy động và gọi vốn đến tận dụng công nghệ AI để hỗ trợ ra quyết định đầu tư … nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình nắm bắt xu hướng và phát triển bền vững thành công.
???? CHỦ ĐỀ ????
✅ Mô hình hợp tác đầu tư mới trong BĐS
✅ Mô hình nhượng quyền mới trong BĐS
✅ Mô hình mở rộng thị trường mới trong BĐS
✅ Mô hình huy động & gọi vốn mới trong BĐS
✅ Bộ công cụ AI hỗ trợ ra quyết định đầu tư
???? TRAINER ????
????‍???? Ms. Lily Le, Sáng lập LBG Asia
Thạc sỹ, NCS chuyên ngành Phát triển thương hiệu
Chứng chỉ Thẩm định giá & Đánh giá hiệu quả Marketing
Tư vấn đầu tư bằng bộ công cụ Brand-Check by AI-Tools
???? THÔNG TIN TẬP HUẤN ????
???? Thời gian: 9h30 – 11h30 ngày 14/9/2024 (Thứ 7)
???? Địa điểm: Tòa nhà Bộ KHCN – 224 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM
???? Xin mời đăng ký tham gia ngay cùng chúng tôi bằng cách nhấn vào nút “ĐĂNG KÝ NGAY” bên dưới
‼ Xem thêm thông tin chi tiết & agenda tại link: www.LBG.asia/RAI
————————————————————
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ: Ms.Gina (Phòng Đào tạo):Zalo_0797072788